Nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng rót nước… là có cảm giác rùng mình phải đi tiểu ngay lập tức, kèm theo đó là tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều liên lục ban ngày là những dấu hiệu “cảnh báo” của căn bệnh nguy hiểm ở bàng quang nhiều người mắc mà vẫn không hề biết.
Nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng rót nước… là có cảm giác rùng mình phải đi tiểu ngay lập tức, kèm theo đó là tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều liên lục ban ngày là những dấu hiệu “cảnh báo” của căn bệnh nguy hiểm ở bàng quang nhiều người mắc mà vẫn không hề biết.
1. Nghe tiếng nước chảy “rùng mình” buồn tiểu - Dấu hiệu “cảnh báo” bệnh nguy hiểm ở bàng quang.
Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu “rùng mình” tiểu gấp khi nghe thấy tiếng vòi nước hoặc tiếng nước chảy kèm theo các triệu chứng tiểu đêm 3-4 lần, ngày tiểu nhiều liên tục mà không biết rằng đây là những triệu chứng điển hình của căn bệnh bàng quang tăng hoạt OAB.
PGS.TS.BS Hồ Bá Do – Phó chủ tịch hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện quân y đã phân tích về nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng chứng tiểu gấp kèm tiểu đêm 3-4 lần, tiểu nhiều lần ban ngày trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên kênh Truyền hình quốc hội Việt Nam.
Theo như PGS.TS.BS Hồ Bá Do phân tích “Mỗi khi nghe thấy tiếng nước chảy có cảm giác buồn tiểu, không thể nhịn được là một trong những tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán căn bệnh bàng quang tăng hoạt OAB”. Cũng theo đó, những triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ban ngày là những rối loạn tiểu tiện điển hình ở người bị bàng quang tăng hoạt OAB.
Bàng quang tăng hoạt OAB là một căn bệnh phổ biến trên thế giới với tỷ lệ người mắc là khoảng 10,7% (hơn 800 triệu người) đây không phải là căn bệnh cấp tính đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
2. Vậy bệnh bàng quang tăng hoạt OAB là gì?
Ở những người có hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB, hệ thần kinh- cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện bị kích thích quá mức, khiến cho cơ chóp bàng quang co thắt đột ngột và liên tục ngay cả khi bàng quang chưa đầy; dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm
Bàng quang tăng hoạt OAB là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són ở cả nam và nữ sau 40 tuổi.
Theo (ICS) Hội Niệu Học Quốc Tế, bàng quang tăng hoạt - OAB (bàng quang hoạt động quá mức, hay bàng quang kích thích) là sự co bóp liên tục, không tự chủ của bàng quang ngay cả khi bàng quang chứa đầy hoặc chưa đầy nước tiểu biểu hiện thành các triệu chứng:
- Tiểu đêm: đi tiểu trên 1 lần/đêm
- Tiểu nhiều lần: tiểu hơn 8 lần/ngày
- Tiểu gấp: Cảm giác buồn tiểu, không nhịn được tiểu phải đi ngay, nếu không đi kịp có thể bị són tiểu, tiểu không tự chủ.
3. Bàng quang tăng hoạt OAB như một loại “Ký sinh trùng khủng khiếp” bào mòn sức khỏe và tinh thần của người bệnh
Bên cạnh những bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, người bệnh bị bàng quang tăng hoạt OAB còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trong điều trị.
Bàng quang tăng hoạt OAB là một bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài gây tốn kém về kinh tế. Thống kê tại Anh năm 2016 cho thấy, phần lớn người bệnh (65%-86%) dừng điều trị sau 1 năm do gặp phải các tác dụng không mong muốn và chi phí điều trị cao.
Các thuốc Tây được sử dụng điều trị bàng quang tăng hoạt OAB là nhóm Beta 3 - adrenergic và anti muscarinics. Tuy nhiên, khi sử dụng các nhóm thuốc này, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những tác dụng không mong muốn cụ thể như: Táo bón, khô mắt, khô miệng…