TIỂU NHIỀU, TIỂU ĐÊM, TIỂU SÓN là do thận yếu – đúng hay sai???

Hầu hết mọi người đều nghĩ tiểu đêm, tiểu nhiều là do bệnh lý tại thận, hay dân gian ta thường nói là “thận yếu”, nhưng thực tế không phải vậy. Theo PGS.TS – TTND Đinh Ngọc Sỹ, chính Bàng quang tăng hoạt (OAB) hay Bàng quang kích thích mới là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn tiểu tiện ở mọi lứa tuổi.

Xếp hạng: 3.4 (38)
Mục lục [ Ẩn ]

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm.

PGS.TS-TTND Đinh Ngọc Sỹ cho biết, bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người lớn tuổi do lão hóa; phụ nữ đã từng mang thai và sinh con bị yếu cơ sàn chậu; phụ nữ tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố; nam giới bị rối loạn chức năng bàng quang sau điều trị phì đại tuyến tiền liệt; hoặc những người trẻ tuổi thường xuyên bị căng thẳng, stress, thiếu ngủ, sử dụng bia, rượu, thuốc lá…

Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt (OAB)

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày (hơn 8 lần trong khoảng 24 giờ)
  • Thức dậy nhiều hơn 1 lần một đêm để đi tiểu.
  • Cảm giác buồn tiểu gấp, khó nhịn tiểu, có thể tiểu không kiểm soát/ không tự chủ (tiểu ra ngoài mà không kịp vào nhà vệ sinh).
  • Đi tiểu không hết bãi, cảm giác tiểu rắt, mót tiểu, hay són tiểu.

nguyen-nhan-tieu-dem-tieu-nhieu

Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt 

Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày gây cản trở trong công việc, cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti và ngại giao tiếp. Như chia sẻ của cô Vũ Thị Xuyến, 67 tuổi, Bắc Giang: “Ban ngày chỉ khoảng 1 tiếng, hơn 1 tiếng là tôi phải đi tiểu một lần, rất phiền toái và khó chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, chẳng muốn đi ra ngoài, vì lúc nào cũng cần cũng cần tìm nhà vệ sinh để đi tiểu”. 

Tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm còn gây xáo trộn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tăng nguy cơ mắc phải bệnh về huyết áp, tim mạch hay đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi. Ông Trần Xuân Biên, 87 tuổi, Nam Định, chia sẻ: Tôi chỉ có một mong muốn là giảm số lần đi tiểu trong đêm để bớt khó chịu và ngủ ngon giấc hơn. Chỉ như vậy thôi mà sao khó khăn quá!”. Mỗi đêm ông Biên phải thức dậy tới 5 - 6 lần để đi tiểu, khiến ông cảm thấy rất mệt mỏi, trong người luôn bứt rứt, khó chịu và khó tập trung.

Làm thế nào để kiểm soát bàng quang tăng hoạt (OAB)?

OAB có thể được điều trị với các thuốc chống co thắt bàng quang hoặc phẫu thuật, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu (bài tập Kegel) giúp cải thiện cơ bàng quang và thay đổi lối sống lành mạnh: Hạn chế uống cà phê, rượu, bia; không hút thuốc lá; giảm lo lắng, căng thẳng. 

Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã phát triển thành công nguyên liệu GO-LESS (hỗn hợp chiết xuất từ hạt bí đỏ đặc biệt PEPO và mầm đậu nành), có tác dụng chuyên biệt giúp phục hồi chức năng bàng quang, qua 3 cơ chế tác động:

  1. Giảm co thắt, tăng tính đàn hồi của cơ bàng quang.
  2. Duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh – cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện
  3. Tăng sức cơ vùng chậu, nâng đỡ bàng quang

Nghiên cứu lâm sàng về GO-LESS tại Hàn Quốc cho kết quả: 96% số người sử dụng giảm rõ rệt số lần đi tiểu đêm (giảm từ hơn 3 lần xuống còn 0-1 lần), và số lần đi tiểu không kiểm soát trong ngày (từ hơn 8 lần xuống còn dưới 2 lần). 

Kết quả nghiên cứu đánh giá tác dụng của nguyên liệu GO-LESS
Kết quả nghiên cứu đánh giá tác dụng của nguyên liệu GO-LESS

Với những tác động vượt trội trên bàng quang, GO-LESS được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), giảm số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát, ở cả nam giới và phụ nữ. 

Tại Việt Nam, GO-LESS đã được ứng dụng trong sản phẩm ÍCH NIỆU KHANG – sản phẩm chuyên biệt tiên phong giúp phục hồi chức năng bàng quang, giảm Tiểu nhiều, Tiểu đêm, Tiểu són, Tiểu không kiểm soát (không tự chủ) và Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB).

Như trường hợp của ông Biên và cô Xuyến, nhờ được biết đến và sử dụng sản phẩm Ích Niệu Khang, nay đã chấm dứt được nỗi khổ đi tiểu nhiều. Ông Biên chia sẻ: “Sau 10 ngày dùng Ích Niệu Khang, tôi thấy số lần đi tiểu giảm rõ, từ 5-6 lần xuống còn 3-4 lần/ đêm. Cho đến bây giờ, số lần tiểu đêm của tôi đã giảm hẳn, hầu như chỉ còn phải thức dậy một lần để đi tiểu. Tôi ngủ ngon giấc, trong người dễ chịu, khoan khoái hơn nhiều”.

Chia sẻ của ông Biên, 87 tuổi, Nam Định về bí quyết chấm dứt tiểu đêm, tiểu nhiều lần

Cô Xuyến cũng hạnh phúc chia sẻ: “Còn bác, từ nay không lo buồn tiểu trên xe khách khi về quê nữa rồi. Giờ thoải mái lắm, về đến quê phải quanh quẩn làm việc nhà lúc lâu mới buồn tiểu. Không như ngày trước, khi chưa dùng Ích Niệu Khang, chỉ khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ là buồn tiểu quá không chịu được, buộc phải nhờ nhà xe cho xuống để đi tạm”. 

Thoát khỏi nỗi ám ảnh tiểu đêm, tiểu nhiều, cuộc sống của ông Biên và cô Xuyến dường như được bước sang trang mới. Ông Biên và cô Xuyến luôn mong muốn nhiều người bệnh như mình được biết đến Ích Niệu Khang, để có thể giảm được tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm và không còn phải lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi về chứng bệnh này.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, khi có dấu hiệu tiểu tiện bất thường, bạn hãy sớm đi thăm khám và điều trị bệnh!

Nếu chứng Tiểu nhiều, Tiểu đêm, Tiểu són, Tiểu không tự chủ đang làm phiền bạn, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800.6723 để được tư vấn chi tiết.

 

Nhắn tin Zalo 1