Tiểu nhiều lần: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiểu nhiều lần (tiểu rắt) là tình trạng đi tiểu liên tục hơn 8 lần/ ngày. Tình trạng rối loạn tiểu tiện này gặp ở cả nam giới và phụ nữ. Người bệnh cảm thấy buồn đi tiểu liên tục, nhu cầu buồn đi tiểu có thể xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

 

Xếp hạng: 3.5 (17)
Mục lục [ Ẩn ]

Triệu chứng tiểu nhiều lần

Một người đi tiểu hơn 8 lần trong 24h được coi là đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra có thể kèm tình trạng: Không thể trì hoãn được cơn buồn tiểu, rò rỉ nước tiểu, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm.

Tiểu nhiều lần gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần

Các nguyên nhân gây tiểu nhiều lần có thể bao gồm:

  • Bàng quang hoạt động quá mức (Bàng quang tăng hoạt OAB): Thường là một tập hợp các triệu chứng có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên do các cơ bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng nhận biết thường là tiểu thường xuyên, người mắc không có cảm giác đau, buôt hoặc rát khi đi tiểu.

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu nhiều lần

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới vì niệu đạo của họ ngắn hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào hơn. Dấu hiệu nhận biết: Đau hoặc rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, trong nước tiểu có máu, sốt, lạnh, buồn nôn, mất kiểm soát bàng quang.
  • Sỏi bàng quang
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Yếu cơ sàn chậu
  • Phì đại tuyến tiền liệt:  người mắc thường kèm theo triệu chứng tiểu khó, phải rặn đi tiểu do tuyến tiền liệt phình to ra, chèn ép cổ bàng quang và niệu đạo.
  • Sử dụng nhiều caffein, nicotin, chất làm ngọt nhân tạo và rượu cũng có thể gây kích thích thành bàng quang và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đi tiểu thường xuyên.

Chẩn đoán

Khi thấy bạn dấu hiệu đi tiểu hơn 8 lần/ ngày, thời gian kéo dài, bạn cần nên đến bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tiểu nhiều lần:

  • Sỏi bàng quang: Bác sĩ có thể xem xét kỹ hơn bên trong bàng quang cũng như lấy mẫu mô nếu cần thiết.
  • Xét nghiệm tiết niệu (xét nghiệm urodynamic): Xét nghiệm giúp bác sĩ biết tình trạng hệ thống tiết niệu hoạt động tốt hay không, hoạt động như thế nào.
  • Siêu âm Bàng quang: thực hiện trên bàng quang sau khi đi tiểu để xem có bao nhiêu nước tiểu còn sót lại sau khi đi tiểu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra nhiễm trùng, kiểm tra máu hoặc có thể phát hiện bất thường khác như protein hoặc đường.
  • Ngoài ra có thể tiến hành khám bụng và xương chậu để đánh giá niệu đạo và âm đạo với phụ nữ.

Bệnh nhân có thể trả lời 1 vài câu hỏi như sau:

  • Các triệu chứng bắt đầu từ khi nào?
  • Đi tiểu bao lâu một lần?
  • Ngoài ra có những triệu chứng nào khác không?
  • Có sự rò rỉ bất ngờ của nước tiểu không? Nếu có thì xuất hiện trong lúc nào?

Tiểu nhiều lần có nguy hiểm không?

Tình trạng đi tiểu nhiều lần nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống; người bệnh ngại đi xa, ngại giao tiếp, lâu dần dẫn tới cảm giác xấu hổ, trầm cảm. Nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng chức năng sinh lý và tăng nguy cơ mắc các bệnh thận, huyết áp, tim mạch...

Phương pháp điều trị tiểu nhiều lần

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kiểm soát co thắt cơ trong bàng quang có thể giúp làm giảm tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang. Nếu do nhiễm trùng đường tiết niệu bác sĩ sẽ kê kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.

Ngoài ra hiện nay với xu hướng hạn chế sử dụng thuốc tây. Bệnh nhân có thể giảm các triệu chứng bằng cách:

  • Châm cứu: Châm cứu là một hình thức chữa bệnh cổ xưa của Trung Quốc được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều thế kỷ. Sử dụng để điều trị bệnh đường tiết niệu như OAB và tiểu không tự chủ.
  • Bài tập tăng cường cơ sàn chậu (bài tập Kegel): bao gồm những động tác co vặn và thư giãn cơ chậu. Đó là co cơ chậu lại giống như khi nhịn tiểu sau đó thư giãn và lặp đi lặp lại 15-20 lần, rồi nghỉ 30 giây lại lặp lại 20 lần, tập 2-3 lần/ ngày có thể giúp tăng cường cơ xương chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Để giảm tình trạng tiểu nhiều lần, có thể giảm một số thực phẩm và đồ uống gây kích thích bàng quang như: rượu, bia, cà phê, nước cam, nước dừa, trà, nước ngọt có ga... Ngoài ra táo bón cũng gây đi tiểu nhiều lần do tăng áp lực lên bàng quang, vì vậy cần tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn.

Đồng thời người bệnh có thể kết hợp viên uống Ích Niệu Khang, giúp giảm hiệu quả tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Ích Niệu Khang là sản phẩm chuyên biệt đầu tiên giúp cải thiện chức năng bàng quang, có thành phần chính là GO-LESS (chiết xuất hạt bí đỏ và mầm đậu nành) được sản xuất bởi hãng Frutarom – Thụy sỹ, cấp bằng sáng chế độc quyền và chứng minh lâm sàng tại Hàn Quốc, Nhật Bản, cho kết quả 96% số người sử dụng GO-LESS đã giảm rõ rệt số lần đi tiểu. Trong đó tiểu đêm giảm từ hơn 3 lần xuống còn dưới 1 lần, số lần đi tiểu không kiểm soát trong ngày giảm từ hơn 8 lần xuống còn dưới 2 lần, đồng thời cải thiện chức năng bàng quang, giảm hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB).

Liên hệ ngay dược sĩ tư vấn 1800 6723 (MIỄN CƯỚC) để được giải đáp về tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ và bàng quang tăng hoạt OAB.

Hỏi đáp chuyên gia

Không hiểu rõ bệnh, chữa sai cách có thể khiến tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són do bàng quang tăng hoạt OAB kéo dài dai dẳng. Đặt câu hỏi ngay, chuyên gia sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc!

    Nhắn tin Zalo 1