Bàng quang tăng hoạt (OAB) – thủ phạm chính gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở cả nam giới và phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), hay bàng quang kích thích là tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 17 triệu nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện thường gặp là tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xếp hạng: 3.7 (8)
Mục lục [ Ẩn ]

Định nghĩa bàng quang tăng hoạt OAB

Theo Hội Niệu Học Quốc Tế bàng quang tăng hoạt (OAB) hay/ hoặc bàng quang hoạt động quá mức hay/hoặc bàng quang kích thích được định nghĩa là tình trạng tiểu gấp thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có hoặc không có tiểu gấp không kiểm soát/không tự chủ trong điều kiện không có nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh lý nào khác gây nên tình trạng trên.

Triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt (OAB)

Một bàng quang hoạt động quá mức được nhận biết bởi tần số và mức độ cấp thiết của nhu cầu tiểu tiện. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhu cầu khẩn cấp cần phải đi tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên (nhiều hơn 8 lần trong khoảng 24 giờ)
  • Thức dậy nhiều hơn một lần một đêm để đi tiểu.
  • Khó nhịn tiểu, có thể tiểu không tự chủ (tiểu ra ngay mà không kịp vào nhà vệ sinh).
  • Đi tiểu không hết bãi, cảm giác tiểu rắt, mót tiểu, hay són tiểu.

Bàng quang tăng hoạt (OAB) gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, tiểu són

Nguyên nhân của bàng quang hoạt động quá mức

Cơ chế của bàng quang hoạt động quá mức (OAB) là do sự co thắt không chủ động của cơ bàng quang, dù bàng quang đã đầy hoặc chưa chứa đầy nước tiểu. Nguyên nhân chính xác của những cơn co thắt này đôi khi không thể xác định được. Trong một số trường hợp có thể xác định nguyên nhân cơ bản như:

  • Do thần kinh bị ảnh hưởng: Một số bệnh hoặc tổn thương vật lý có thể làm gián đoạn tín hiệu truyền giữa các dây thần kinh và cơ bàng quang như: bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng (MS), do bị tác động mạnh bởi ngoại lực đến cơ thể.
  • Tổn thương thần kinh: cũng là nguyên nhân dẫn đến OAB như:
  • Những chấn thương cột sống, xương chậu hoặc bụng, do chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Biến chứng của bệnh tiểu đường trong đó điển hình là tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều, gày nhiều.
  • Nhiễm trùng trong não hoặc tủy sống.
  • Khuyết tật ống thần kinh.

Một số bệnh, tình trạng có triệu chứng giống như OAB: Đôi khi các triệu chứng giống như triệu chứng của OAB nhưng không phải OAB, bạn có thể phân biệt được giữa OAB và các bệnh giống OAB như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Có thể làm tăng hoạt động của cơ thành bàng quang làm cho bàng quang trở nên quá hoạt động, gây ra thôi thúc đi tiểu nhiều hơn. Khác với OAB, UTI thường gây đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có thể do uống thuốc nước, thuốc chứa caffeine hoặc các loại thuốc khác làm tăng lượng nước vào cơ thể, dẫn tới tăng lượng nước tiểu.
  • Thời kỳ mãn kinh: Ở phụ nữ, thời kỳ mãn kinh làm giảm đột ngột nồng độ estrogen trong cơ thể. Nồng độ estrogen thấp làm cho bàng quang và cơ niệu đạo suy yếu. Dẫn đến sự thúc đẩy đi tiểu đột ngột và rò rỉ nước tiểu. Trong tình trạng này, cười, hắt hơi, hay các động tác tương tự có thể gây áp lực lên bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu (tiểu són).
  • Mang thai: Thời kỳ mang thai tử cung của phụ nữ mở ra gây áp lực lên bàng quang cũng gây tiểu đột ngột và không kiểm soát..

Các nguy cơ dẫn tới bàng quang tăng hoạt – OAB có thế bao gồm:

  • Tuổi tác: OAB có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng càng về già nguy cơ càng tăng.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc OAB cao hơn ở nam giới, một phần nguyên nhân được giải thích bởi việc mang thai, sinh con, có kinh nguyệt hằng tháng và thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến nồng độ hormon của phụ nữ và cơ sàn chậu.
  • Béo phì: Trọng lượng dư thừa gây áp lực lên bàng quang ngoài ra béo phì ảnh hưởng tới lưu lượng máu và hoạt động thần kinh tại bàng quang.
  • Lối sống: Những người thường xuyên căng thẳng, stress hoặc sử dụng các chất kích thích, cũng gây rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh kiểm soát việc tiểu tiện.

Điều trị và chẩn đoán bàng quàng tăng hoạt

  • Chẩn đoán OAB (làm thế nào để chẩn đoán bàng quang hoạt động quá mức?)

Để chẩn đoán hội chứng bàng quang hoạt động quá mức (OAB), người bệnh có thể trả lời theo 1 số câu hỏi và làm 1 số xét nghiệm, giúp xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh nhân có thể ghi chép hoặc ghi nhớ các thông tin về tình trạng bệnh của mình như:

  • Bạn đã uống những thứ gì, uống bao nhiêu và uống khi nào?
  • Khoảng cách giữa các lần đi tiểu là bao lâu và lượng nước tiểu trong mỗi lần đi ít hay nhiều?
  • Mức độ thôi thúc (gấp) của việc đi tiểu và khả năng (tự chủ) khi kiểm soát đi tiểu.

Bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện:

  • Khám âm đạo, cơ vùng chậu với phụ nữ và tuyến tiền liệt đối với nam giới.
  • Khám thần kinh để kiểm tra phản xạ và phản ứng cảm giác.
  • Thử nghiệm căng thẳng ho sẽ loại trừ khả năng căng thẳng không kiểm soát được – khác với OAB.
  • Xét nghiệm nước tiểu, Đo thể tích và số lần đi tiểu:
  • Điều trị bệnh

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Các lựa chọn có thể bao gồm sử dụng thuốc và không dùng thuốc để giảm triệu chứng và giảm sự thôi thúc đi tiểu nhiều.

  • Liệu pháp vật lý sàn chậu với bài tập kegel giúp cải thiện cơ bàng quang.

(Bài tập Kegel giúp giảm triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB)

  • Thay đổi lối sống để giảm số lần đi tiểu bằng cách:

+ Hạn chế uống caffein và rượu, bia.

+ Giảm cân và giảm sự căng thẳng, giúp giảm tiểu không kiểm soát do hoạt động thể chất.

Tuỳ vào từng thể trạng của bệnh nhân trong trường hợp bệnh tiến triển xấu cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật như tiêm botox, kích thích thần kinh bằng cách thay đổi tín hiệu điện lên các dây thần kinh đến bàng quang.

Những ảnh hưởng của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức - OAB

Bàng quang hoạt động quá mức có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dẫn đến sự cô lập trong sinh hoạt và đau khổ về cảm xúc. Họ thường tránh xuất hiện ở đám đông, nơi công cộng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

Một số người bị bàng quang hoạt động quá mức thường lo âu hoặc trầm cảm. Việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh bị mất ngủ, thiếu ngủ, cơ thể suy nhược và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý huyết áp, tim mạch,…

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện hiện các dấu hiệu đi tiểu bất thường như: tiểu nhiều, tiểu són, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát... Đồng thời kết hợp viên uống từ thảo dược Ích Niệu Khang, đây là sản phẩm chuyên biệt đầu tiên giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), có thành phần chính là GO-LESS (chiết xuất hạt bí đỏ và mầm đậu nành) được sản xuất bởi hãng Frutarom – Thụy sỹ, cấp bằng sáng chế độc quyền, chứng minh lâm sàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, với hơn 96% người bệnh sử dụng hiệu quả: Giảm rõ rệt số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm (số lần tiểu đêm giảm còn 0-1 lần/ đêm, cả ngày đi tiểu dưới 08 lần), ở cả nam giới và phụ nữ sau 3 – 4 tuần sử dụng.

Để được tư vấn chi tiết về các giải pháp giúp khắc phục chứng bàng quang tăng hoạt và sản phẩm Ích Niệu Khang, bạn có thể gọi tới số 1800.6723 (miễn cước gọi).

Nhắn tin Zalo 1